Site banner

Ngôi chùa cưu mang trẻ em bất hạnh cơ nhỡ

Tác giả: 
Lư Thế Nhã

Ngôi chùa - mái ấm tình thương của trẻ em bất hạnh, cơ nhỡ là chùa Phật Minh, ở ấp 3, xã Giao Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

 

Đã 19 năm nay, ngôi chủa này âm thầm cưu mang trẻ em cơ nhỡ. Chúng là trẻ em mồ côi cha, mồ côi mẹ hoặc cả cha lẫn mê không còn sống trên đời; có đứa cha mẹ ly hôn, sống với ông, bà nghèo khó, tuổi già không lo nổi cái ăn, cái mặc cho đứa cháu còn thơ dại; có đức là người dân tộc, cơn lũ hàng năm làm cho cuộc sống ở miền Trung, Tây nguyên thêm nghèo khó, hàng ngày các em phải vào rừng moi củ khoai, củ mài mà bữa ăn không được no lòng... Tất cả hoàn cảnh bất hạnh đó, đều được sư cô Thích nữ Ngộ Mai, trụ trì chùa Phật Minh trải lòng thương, cưu mang về chùa nuôi dưỡng, lo cái ăn, cái mặc và cắp sách đến trường.

 

Ở một gia đình có nhiều con, lo cái ăn, cái mặc, việc học hành hàng ngày đã khó; ở chùa Phật Minh ngày ngày phải lo cho hàng chục trẻ em đang sức ăn sức lớn càng khó khăn hơn. Sư cô Ngộ Mai gần như ngày nào cũng tất bất chạy lo bữa cơm cho đàn con bất hạnh của mình. Khi thì sư cơ đi tụng đám tang, chủ đám cho gạo về nuôi các cháu; khi thì sư cô đi khất thực ở các chùa. Lắm lúc các chùa cũng khó khăn không có gì để hỗ trợ, sư cô đi khất thực ở ngoài đời. Em Phạm Thị Như Ý - mộu trẻ em nghèo được nuôi dưỡng ở đây cho biết: Có năm đến ngày 30 tết rồi, cả chùa trông ngóng sư phụ về mà không thấy, mãi đến 3 giờ sáng mới nghe tiếng xe dừng trước cửa chùa. Lúc này chúng con mới biết: Suốt ngày qua, sư phụ đi khất thực không được gì, đành chờ lúc chợ tan, người buôn bán vội về đón giao thừa, những rau củ còn lại, sư phụ xin chở về chùa cho đàn con ăn tết. Vất và như vậy, nhưng chẳng bao giờ nghe sư phụ than phiền hoặc gắt gỏng với các con.

 

Hiện nay, việc lo cái ăn, cái mặc, việc học hành cho trẻ em cơ nhỡ ở chùa này vẫn còn nhiều lo toan vất vả, bởi số trẻ được nuôi dưỡng ở chùa này hiện tại là 51 em. Nhà chùa chưa có nguồn tài trợ nào ổng định. Nhiều lúc chùa hết gạo, không đành lòng nhìn các con chịu đói, sư cô phải hỏi mua gạo chịu cho đàn con được no lòng.

 

Cái khó khăn nhất là các trẻ bị bệnh. Đó là băm 2009, nhiều cháu bị dịch cúm lây lan cùng lúc, có chàu bệnh đau bao tử, đau ruột thừa phải phẫu thuật, sư cô phải chạy bay số tiền hơn 10 triệu đồng chữa bệnh cho các đức con nuôi của mình. Số tiền đó với một gia đình khả giả thì không lớn, nhưng đối với ngôi chùa nhỏ, ít khách thập phương biết đến, tới thăm là số tiền không nhỏ.

 

Ở đây, các em được học nhiều điều hay từ cách sống của sư cô cũng là người thầy, người mẹ truyền dạy; từ việc giặt giũ, may vá, làm bánh, nấu ăn... cho đến nghị lực vượt khó khi gặp khó khăn ở đời...

 

Qua cách sống vì người khác của sư cô đã truyền ngọc lửa yêu thương sang các con của mình. Tất cả, dù khác cha, khác mẹ, nhưng các cháu coi nhau như anh em ruộc thịt. Anh chị lớb chăm sóc em nhò từng miếng ăn, giấc ngủ; em thì vâng lời anh chị, quý mến, tin yêu trong sự bao bọc chở che... Tất cả các trẻ ở đây đều được cắp sách đến trường. Mỗi ngày sư cô dành thới gian kiểm tra việc học hành của các em. Sư cô vui hơn khi thấy các con mình học giỏi.

 

Qua 19 năm, đã có 60 em hoàn cảnh bất hạnh, cơ nhỡ được chùa Phật Minh nuôi dạy. Ngày nay, đã có nhiều em đã thành đạt, đó là em: Nguyễn Đình Tiển đã là sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam; em Nguyễn Phương Nam tốt nghiệp ngành tranh trí nội thật; em Đặng Thị Như Ý thi đỗ vào Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn năm 2010,...

Chùa Phật Minh không chỉ cưu mang trẻ em bất hạnh cơ nhỡ mà còn dạy các em nên người hữu ích cho xã hội.

 

Các tin cùng chuyên mục